Điểm cầu trực tuyến tại Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid 19, Hội nghị được tổ chức trực tuyến với 3 điểm cầu:
1. Đầu cầu Hà Nội: Phòng Hội thảo Toà nhà Ulis – Sunwah, Đại học Quốc Gia Hà Nội, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
2. Đầu cầu TP Hồ Chí Minh: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cơ sở TP.Hồ Chí Minh, 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận I, TP. Hồ Chí Minh.
3. Đầu cầu TP. Đà Nẵng: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, 54 Nguyễn Lương Bằng, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Điểm cầu Hà Nội là điểm cầu chính của Hội thảo dưới sự chủ trì của TS. Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (REV), GS.TSKH Đỗ Trung Tá - nguyên Bộ trưởng BCVT, TS. Nguyễn Quân- nguyên Bộ trưởng Bộ KHCN, TS Nguyễn Minh Hồng - nguyên thứ trưởng Bộ TTTT cùng các đại biểu là các nhà khoa học đầu ngành tại các Trường đại học và doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Viettel High Technology, Tập đoàn VT quân đội Viettel, Tập đoàn Samsung.
Điểm cầu Đà Nẵng có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Hồng Hải – Trưởng phòng Đào tạo, TS. Ngô Minh Trí – Trưởng khoa Điện tử Viễn thông, các thầy cô là cán bộ giảng viên của Khoa cùng cán bộ giảng viên chuyên ngành lĩnh vực Điện tử Viễn thông của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn.
TS. Trần Đức Lai – Chủ tịch REV phát biểu khai mạc
Đại biểu tham dự Hội thảo tại điểm cầu Đà Nẵng
Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Trần Đức Lai – Chủ tịch Hội Vô tuyến – Điện tử Việt Nam (REV) cho biết: Trong thời gian hàng chục năm qua, ngành đào tạo Điện tử – Viễn thông đã đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hùng hậu, đóng góp lớn lao cho sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh cho đất nước. Hiện nay, cả nước có khoảng 240 trường đại học, trong đó có 158 trường đại học (chiếm 65%) các trường đào tạo về Công nghệ thông tin, Điện tử Viễn thông và chất lượng nguồn nhân lực ngày càng gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của Khoa học Công nghệ, đặc biệt là Công nghệ Thông tin, ngành đào tạo Điện tử – Viễn thông đã có nhiều biến chuyển và phân hóa trong chương trình đào tạo cũng như trong nhận thức của xã hội, do vậy đòi hỏi cần phải có sự đánh giá, định hướng và đổi mới đối với ngành đào tạo này để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.”
Báo cáo tại Hội thảo, TS. Ngô Minh Trí – Trưởng khoa Điện tử Viễn thông cho biết: Khoa Điện tử Viễn thông, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng với kinh nghiệm hơn 30 năm đào tạo về chuyên ngành ĐTVT và CTĐT này đã đạt chất lượng kiểm định bởi Mạng lưới các trường đại học ở Đông Nam Á AUN-QA. Khoa hiện đang đào tạo khoảng 1100 sinh viên đại học với tỉ lệ giảng viên 30 sinh viên/ 1 giảng viên. Chất lượng đào tạo của Khoa ngày càng được nâng cao và tỉ lệ việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đạt trên 90%.
TS. Ngô Minh Trí – Trưởng khoa Điện tử Viễn thông trình bày về việc đào tạo nguồn nhân lực Điện tử, Viễn thông tại Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Đại diện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng trình bày về việc đào tạo nguồn nhân lực Điện tử, Viễn thông của Trường
Đại diện Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn trình bày về việc đào tạo nguồn nhân lực Điện tử, Viễn thông của Trường
Tại hội thảo các đại biểu đều khẳng địnhcông nghệ thông tin, điện tử viễn thông đang là ngành kinh tế quan trọng với mức tăng trưởng 10%/ năm; doanh thu năm 2020 là 112 tỷ USD… Tuy nhiên, trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng thời gian tới ngành điện tử viễn thông cần tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao nguồn nhân lực như: tập trung vào lĩnh vực học máy và trí tuệ nhân tạo, đẩy mạnh thực tế ảo và thực tế tăng cường, ứng dụng công nghệ blockchain….
Hội thảo đã thật sự tạo diễn đàn để các nhà khoa học thảo luận và đánh giá về vai trò, vị trí của ngành điện tử viễn thông hiện nay; Phân ngành, chia ngành điện tử viễn thông để phù hợp với vị trí, vai trò của ngành, phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ mới, đặc biệt là phù hợp với thị trường. Đồng thời nếu ra các ý kiến, giải pháp thay đổi suy nghĩ của xã hội đối với lĩnh vực điện tử viễn thông theo xu hướng thuận lợi.