Hội thảo đã nhận được nhiều báo cáo tham luận từ các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường. Nhìn chung, các tham luận đều hướng tới thể hiện những vấn đề học thuật mới, được thực hiện nghiêm túc, công phu và đầy tâm huyết, tập trung vào các nội dung cơ bản sau: Đánh giá thực trạng công nghệ 4.0 trong tự động hóa hiện nay ở Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam cũng như trên thế giới nói chung; Phân tích những tiềm năng, lợi ích, năng lực thực sự mà công nghệ 4.0 trong tự động hóa đem lại cho con người; Tìm hiểu, phát triển một số công nghệ tự động hóa trong thời đại 4.0 được áp dụng thiết thực trong đời sống xã hội; Đề xuất một số giải pháp cũng như cải tiến các công nghệ tự dộng hóa hiện tại để phù hợp với thời đại mới.

TS. Lê Thị Giang - Phó trưởng Khoa KTCN phát biểu tại hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận, làm rõ về việc ứng dụng mạng nơron nhân tạo đánh giá ổn định quá độ hệ thống điện; hệ thống điều khiển và giám sát thiết bị hồ thủy sản; nâng cao hiệu suất dàn pin năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng hệ thống tự điều hướng; hệ thống điều khiển xe lăn bằng giọng nói…

Từ những nội dung của các tham luận và những ý kiến trao đổi trực tiếp của các đại biểu tham dự, Hội thảo đã thực sự trở thành một diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ giảng viên trong và ngoài trường trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng các hệ thống tự động hóa trong công nghệ 4.0 được sử dụng phổ biến trong công nghiệp, nông nghiệp và đời sống hàng ngày. Đồng thời, tìm ra được các giải pháp hiểu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành điện – tự động hóa, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội./.

TS. Đinh Ngọc Thức - Phó Trưởng phòng QLKH&CN phát biểu tại hội thảo

Đại biểu tham dự trình bày tham luận tại hội thảo