Hoạt động này nhằm giới thiệu các ý tưởng sáng tạo mới nhất có thể làm thay đổi ngành sản xuất cọc Việt Nam, như sự thay đổi về máy móc thiết bị, vật liệu làm cọc, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý… Triển lãm cũng thu hút sự góp mặt của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội cọc Nhật Bản Copita, Hiệp hội cọc Hàn Quốc, Trung Quốc cùng tham gia.

Sự kiện được tổ chức với mong muốn một ngày gần nhất có thể đưa ra thị trường những sản phẩm cọc thông minh bằng công nghệ kỹ thuật số được áp dụng một cách triệt để trong sản xuất và quản lý. Tại hội thảo, các chuyên đề đặc biệt chuyên sâu về ngành cọc cũng được các chuyên gia, các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu cùng nhau chia sẻ. Các định hướng và giải pháp mới cũng được các đại biểu trao đổi, thảo luận.

TS. Lưu Xuân Lộc - Phó Trưởng Khoa KT Xây dựng cũng cho biết: Cùng với sự phát triển vượt bậc của nước ta trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng, các công trình hạ tầng ngày càng phát triển về mặt quy mô lẫn tính chất phức tạo của công trình. Đặc biệt theo sự phát triển của thế giới, chúng ta đang nước vào giai đoạn của cuộc cách mạng 4.0. Sự phát triển này đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tiếp cận học hỏi nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng trong nước và thế giới, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp và hiệu quả với các điều kiện từng vùng, từng địa phương, đồng thời phải mang tính bề vững.