Mục tiêu nghiên cứu là xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori, các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm, loét dạ dày - tá tràng; Đánh giả kết quả điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng; Xác định các đột biến điểm trên gen 23S-rARN và gen gyrA bằng kỹ thuật giải trình tự gen để tìm ra đột biến điểm kháng clarithromycin và levofloxacin của H.pylori ở bệnh nhân viêm, loét dạ dày tá tràng.

Thành viên hội đồng

Các nội dung nghiên cứu gồm: Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố dịch tễ học liên quan đến nhiễm H. pylori ở trẻ viêm, loét dạ dày tá tràng; Khảo sát các đặc điểm lâm sàng và xác định tỷ lệ nhiễm H. pylori ở trẻ viêm, loét dạ dày, tá tràng; Đánh giá kết quả điều trị viêm, loét dạ dày-tá tràng do nhiễm H. pylori và yếu tố liên quan kết quả điều trị ở trẻ 6-15 tuổi.

Ban chủ nhiệm đề tài

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori ở trẻ viêm, loét dạ dày tá tràng là 32,8% với kết quả điều trị tiệt trừ thành công là 84,5%. Phát hiện các đột biến liên quan đến đề kháng clarithromycin trên gen 23S-rARN và levofloxacin trên gen gyrA của vi khuẩn nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở trẻ em.

Hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu của đề tài và thống nhất nghiệm thu, xếp loại đề tài đạt xuất sắc.