Ông Nguyễn Ngọc Hè – Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ phát biểu chào mừng và khai mạc hội thảo

Ông Ngô Anh Tín - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ phát biểu tiếp thu, tổng kết và bế mạc hội thảo

Tham gia sự kiện, có ông Nguyễn Trung Nhân - Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, TP. Cần Thơ, ông Nguyễn Ngọc Hè – Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ; ông Ngô Anh Tín - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ; TS. Vũ Văn Tích - Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ; bà Nguyễn Thị Thương Linh - PGĐ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL; PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt - Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược và chính sách, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; TS. Christopher Han - Tiến sĩ Đại học Stanford - Giám đốc Chiến lược Đổi mới sáng tạo, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh; ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh; ông Nguyễn Khánh Tùng – Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội TP. Cần Thơ, ông Lê Nhật Quang – PGĐ Khu công nghệ phần mềm, GĐ Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; UBND các tỉnh ĐBSCL, các sở, ban, ngành liên quan, các Viện, trường, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật; doanh nghiệp khoa học công nghệ; các cơ quan, đơn vị nghiên cứu tại TP. Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long.

TS. Christopher Han, Tiến sĩ Đại học Stanford, Giám đốc Chiến lược đổi mới sáng tạo (ĐH Kinh tế TP. HCM) trình bày tại hội thảo

Hội thảo tập trung trao đổi, chia sẻ các vấn đề về: Kinh nghiệm quốc tế về đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội; Định vị PII trong thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển KT-XH; Phân rã chỉ số PII trong phát triển chỉ số đổi mới sáng tạo thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL; PII Cần Thơ – Mô hình phát triển KT-XH dựa trên nền tảng KH, CN và ĐMST. Bên cạnh, hội thảo còn có phần thảo luận một số nhận định về chỉ số có điểm số cao cũng như đánh giá các chỉ số còn thấp và các chỉ số tiềm năng có thể phát triển giúp nâng cao chỉ số PII của thành phố Cần Thơ và vùng ĐBSCL. Song song đó, sự kiện kết hợp hội thảo và trưng bày sản phẩm nhằm hiện thực hóa các chỉ tiêu đầu vào và đầu ra của đổi mới sáng tạo (sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ; sản phẩm nghiên cứu phát triển; nhân lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo...).

TS. Vũ Văn Tích - Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Bộ Khoa học và Công nghệ trình bày tại hội thảo

PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt - Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược và chính sách, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trình bày tại hội thảo

Ông Nguyễn Trung Nhân - Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, TP. Cần Thơ trình bày tại hội thảo 

Bà Nguyễn Thị Thương Linh - PGĐ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại ĐBSCL trình bày tại hội thảo

Ông Trần Giang Khuê – Trưởng Văn phòng Đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Hồ Chí Minh trình bày tại hội thảo

Đại biểu tham dự

Phát biểu chào mừng và khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Hè – Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ nhấn mạnh, sự kiện công bố chỉ số đổi mới sáng tạo PII của Bộ Khoa học và Công nghệ vào ngày 12/03/2024 vừa qua một lần nữa khẳng định vai trò, vị thế của ngành khoa học và công nghệ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Theo đó, thành phố Cần Thơ được vinh dự thuộc top 5 địa phương đạt chỉ số cao nhất cả nước với điểm số 49,66 và là địa phương có xếp hạng đầu ra ĐMST đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Hà Nội. Trong đó, các chỉ số về nguồn nhân lực nghiên cứu và phát triển (đạt 98,73 điểm), đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích (đạt 100 điểm), đơn đăng ký giống cây trồng (đạt 100 điểm), Chỉ số sản xuất công nghiệp (đạt 93,51 điểm) và số sản phẩm OCOP 4 sao trở lên (đạt 77,07 điểm) là 5 điểm mạnh của thành phố. Kết quả đạt được từ bộ chỉ số PII giúp thành phố có thêm cơ sở để đánh giá tổng quan về toàn cảnh mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đồng thời nhận định sâu sát hơn những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần được khai thác, phát huy trong thời gian tới.

Đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày tại hội thảo

Hội thảo là dịp để thành phố tăng cường sự gắn kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong đánh giá thực trạng, tiềm năng để các địa phương xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.

Đại biểu chụp hình lưu niệm