Ông Ngô Anh Tín – Thành ủy viên, Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ phát biểu khai mạc hiội thảo
Đến dự hội thảo, có ông Ngô Anh Tín – Thành ủy viên, Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ, ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng miền Nam, Cục Sở hữu trí tuệ, PGS.TS Phạm Minh Đức – Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Cần Thơ, bà Nguyễn Xuân Trang – Giám đốc Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu BB Quốc Tế, ông Phan Tấn Thanh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Cà Mau, ông Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, ông Châu Quốc Việt – Phó Giám đốc Sở Công Thương Bạc Liêu, ông Phạm Trường Yên – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Cần Thơ, các chuyên gia, các Sở, ban, ngành, viện, trường, doanh nghiêp có liên quan trên địa bàn thành phố.
Ông Trần Giang Khuê - Trưởng Văn phòng miền Nam, Cục Sở hữu trí tuệ trình bày tại hội thảo
Hội thảo diễn ra với những nội dung gồm: 03 tham luận: (1) Sở hữu trí tuệ trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội; (2) Phát triển tài sản trí tuệ từ hoạt động R&D và đổi mới sáng tạo tại Trường Đại học; (3) Giải pháp nâng cao giá trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ. Video giới thiệu hoạt động hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ TP. Cần Thơ và tọa đàm “Giải pháp phát huy vai trò của sở hữu trí tuệ thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế- xã hội. Trong khuôn khổ của Hội thảo còn diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của TP. Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Hoạt động tư vấn, kết nối đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, ông Ngô Anh Tín - Thành ủy viên, Bí thư Đảng Ủy, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ cho biết, Chủ đề Sở hữu trí tuệ năm 2024 cho thấy rằng, đổi mới sáng tạo được đánh giá là một trong những chỉ số phát triển quan trọng, là yếu tố định hướng trung tâm phát triển của mỗi quốc gia.
Đại biểu tham dự
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) năm 2023. Theo đó, Thành phố Cần Thơ thuộc top 05 địa phương đạt chỉ số PII cao nhất cả nước với điểm số 49,66. Trong đó, nhiều chỉ số có điểm số khá cao như: cơ sở hạ tầng (55,45 điểm, đứng thứ 9); sản phẩm tri thức, sáng tạo và công nghệ (52,52 điểm, đứng thứ 12); thể chế (50,02 điểm, đứng thứ 6)… Điều này phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của địa phương trong vùng. Thành phố cũng là địa phương có xếp hạng đầu ra đổi mới sáng tạo đứng thứ 2 cả nước, chỉ sau Hà Nội. Kết quả này cho thấy, Cần Thơ nổi trội về sản phẩm tri thức, sáng tạo công nghệ.
Các chỉ số đổi mới sáng tạo sẽ là cơ sở để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, các yếu tố tiềm năng và điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển KT-XH dựa trên KHCN&ĐMST của từng địa phương; Góp phần nâng cao năng lực và kết quả hoạt động KHCN&ĐMST quốc gia; đặc biệt là góp phần thực hiện và theo dõi, đánh giá việc thực hiện Chiến lược KHCN&ĐMST đến năm 2030, Chiến lược phát triển KT-XH đến năm 2030, Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững; tạo động lực để thành phố đưa ra các chính sách thúc đẩy, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở địa phương.
Các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa đặc trưng của TP. Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại hội thảo
Hội thảo là dịp để trao đổi, chia sẻ và lắng nghe các ý kiến, đề xuất, kiến nghị từ các Viện, trường, Sở, ban, ngành, cộng đồng các nhà khoa học, đặc biệt là các doanh nghiệp, doanh nghiệp KHCN và lực lượng đoàn viên, thanh niên tiêu biểu đến từ các tỉnh, thành vùng bằng sông Cửu Long để đưa ra các giải pháp phát huy vai trò của sở hữu trí tuệ làm nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững kinh tế -xã hội của thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung.