Đăng ký
Tài nguyên thông tin
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thành lập ngày 27/10/1976 theo Quyết định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của Trường là Đại học Sư phạm Quốc gia Sài Gòn được thành lập năm 1957. Năm 1995, Trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1999, Chính phủ quyết định tách Trường khỏi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để xây dựng thành Trường Đại học Sư phạm trọng điểm phía Nam. Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong 14 trường Đại học trọng điểm Quốc gia và là 1 trong 2 trường Đại học Sư phạm lớn của cả nước, đóng vai trò nòng cốt, đầu đàn đối với hệ thống các trường sư phạm và phổ thông ở phía Nam.
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức có lịch sử trên 30 năm hình thành và phát triển. Tiền thân của trường là Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức được thành lập năm 1984 theo Quyết định số 215/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2002, Trung tâm Giáo dục Kỹ thuật Tổng hợp và Hướng nghiệp Thủ Đức được chuyển thành Trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 2230/QĐ-UB của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Đến năm 2008, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được thành lập trên cơ sở trường Trung học Kỹ thuật và Nghiệp vụ Thủ Đức theo Quyết định số 6426/QĐ-BGD-ĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo. Với phương châm: “Luôn đổi mới để phát triển”, nhà trường đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực và phấn đấu, vận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tập trung toàn lực để hoàn thành sứ mệnh của mình; Nâng cao chất lượng đào tạo, định hướng trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa cho thành phố và cả nước.
Ngày 18/05/1988, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đã ra quyết định số 1252/TCCB-LĐ thành lập “Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tại chức Giao thông vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh” và sau đó chuyển đổi thành “Trung tâm đại học Hàng hải phía Nam” (quyết định số 968/TCCB-LĐ ngày 14/01/1989). Trong năm học đầu tiên 1988 -1989, với 20 cán bộ, giảng viên, Trung tâm đã tuyển được 253 sinh viên các ngành Điều khiển tàu biển, Khai thác Máy tàu thủy, Điện tàu thủy, Kinh tế vận tải biển, Cơ giới hóa xếp dỡ, Xây dựng công trình thủy, Sửa chữa máy tàu biển, Đóng tàu thủy cho các hệ chính quy, ngắn hạn, tại chức. Việc khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên trên đã đặt cột mốc quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.
Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin TP.HCM (Information Technology College-ITC) đào tạo các chuyên gia trình độ cao đẳng và trung cấp trong 9 ngành: Công nghệ thông tin, Truyền thông và mạng máy tính, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật máy tính, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng.
Tháng 5/2005 thành lập Trường Đào tạo Kỹ thuật-Nghiệp vụ LADECEN – Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tại Tp HCM. Tháng 11/2006 thành lập Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển nguồn nhân lực LADEC tại Long An. Lập dự án xin phép Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để nâng cấp Trường Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ LADECEN thành Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC. Tháng 7/2007 Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho phép thành lập Trường Cao đẳng Nghề Kỹ thuật Công nghệ LADEC. Khai giảng khoá 01 vào tháng 11/2007 (năm học 2007-2008), lưu lượng SVHS hiện tại: 3.200 HSSV.
Được thành lập từ năm 1997, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng không chỉ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, phục vụ quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; mà còn đào tạo một thế hệ trẻ toàn diện về mặt nhân cách và sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thời kỳ hội nhập.