Đối với Quốc gia đang phát triển như Việt Nam, CNVT đem lại những lợi ích thiết thực cho kinh tế – xã hội (KT&XH) như phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên biển, phát triển nông nghiệp, thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và truyền hình qua vệ tinh, các ứng dụng định vị vệ tinh, v.v..

Nhận thức được tầm quan trọng của CNVT trong sự phát triển của đất nước, năm 2006, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng CNVT đến 2020”. Mục tiêu của Chiến lược này là đưa Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực với các nhiệm vụ chính sau:

·         Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về nghiên cứu và ứng dụng CNVT

·         Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về nghiên cứu và ứng dụng CNVT

·         Xây dựng cơ sở hạ tầng cho CNVT

·         Nghiên cứu khoa học và công nghệ vũ trụ

·         Ứng dụng CNVT

Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược Nghiên cứu và Ứng dụng CNVT đến 2020, cụ thể là tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ, Chính phủ đã thành lập Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (TTVTQG) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm KH&CN VN) vào ngày 16/09/2011 với mục đích  quản lý, thực hiện và tiếp nhận dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Căn cứ vào Nghị định số 60/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-VHL ngày 19/6/2017 đổi tên Trung tâm Vệ tinh Quốc gia thành Trung tâm Vũ trụ Việt Nam  từ ngày 17/7/2017.

Thông tin liên hệ:

ĐỊA CHỈ

Trung tâm Vũ trụ Việt Nam

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Tòa nhà VNSC (A6), Số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 024-37917675

Email: info@vnsc.org.vn