Đăng ký
Tài nguyên thông tin
Hoạt động của Trung tâm Thông tin KH&CN Đà Nẵng 1. Hoạt động Thông tin - Tư vấn nghiên cứu khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế về thông tin, thư viện - Tổ chức thư viện và phòng đọc phục vụ bạn đọc - Thực hiện tạp chí Khoa học & Phát triển
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ, với sứ mạng đào tạo nâng cao tri thức về ngôn ngữ, văn hóa nhân loại nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 chọn là một trong năm Trung tâm Ngoại ngữ khu vực với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát, năng lực ngoại ngữ, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng tiền thân là Khoa Kinh tế thuộc Viện Đại học Đà Nẵng (sau đổi tên thành Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng) được thành lập vào tháng 7 năm 1975. Đến năm 1985, Khoa Kinh tế được tách ra thành Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng (trực thuộc Bộ). Năm 1988, Phân hiệu Đại học Kinh tế Đà Nẵng lại sáp nhập với Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và trở thành 02 khoa của Trường. Ngày 04.4.1994, cùng với Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh được thành lập theo Nghị định số 32/CP của Chính phủ. Đến năm 2004, theo Quyết định số 129/CP-KG của Chính phủ về việc đổi tên trường đại học, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh chính thức được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng và phát triển cho đến ngày nay.
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên bờ biển Thái Bình Dương quanh năm đầy nắng ấm, Đại học Duy Tân đang từng ngày vươn lên cùng thành phố với khát vọng đổi mới theo hướng hiện đại. Được thành lập từ ngày 11/11/1994 theo Quyết định Số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Đại học Duy Tân là trường Đại học Tư thục đầu tiên và Lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.
Miền Trung và Tây Nguyên bao gồm 19 tỉnh thành, có tổng số dân khoảng 24 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số cả nước, trong khi số Kiến trúc sư tại khu vực này chỉ chiếm chưa đầy 10% tổng số kiến trúc sư trong cả nước; với tỷ lệ 01 KTS/25.000 dân so với tỷ lệ chung trong cả nước là 01 KTS/8.000 dân và tại các nước phát triển là 01 KTS/2.500 dân. Mặt khác, cùng với những nét đặc thù về phong tục tập quán, về văn hóa, lịch sử… điều kiện tự nhiên và khí hậu khác biệt ở miền Trung và Tây Nguyên so với cả nước, đặc biệt miền Trung và Tây Nguyên có 6/7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo nên những nét đặc thù về phong cách kiến trúc, cần được quan tâm đúng mức. Môi trường kiến trúc đặc thù của miền Trung và Tây Nguyên đa dạng, phong phú là trường học tốt nhất để đào tạo lớp Kiến trúc sư để đáp ứng yêu cầu về nhân lực cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên và cả nước trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, phù hợp với chiến lược về phát triển con người của Đảng và Nhà nước đề ra.
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, tiền thân là trường Trung học TDTT Trung ương III, được thành lập ngày 13 tháng 12 năm 1977, được nâng cấp thành trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng năm 1997 và được Thủ tướng chính phủ quyết định thành trường Đại học TDTT III Đà Nẵng ngày 25 tháng 4 năm 2007. Đến ngày 21 tháng 2 năm 2008, theo Quyết định số 720/QĐ-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trường được đổi tên thành Trường Đại học TDTT Đà Nẵng.