Đăng ký
Tài nguyên thông tin
CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHÍNH • Điều tra, nghiên cứu cơ bản vùng biển, bờ biển, hải đảo của Việt Nam • Nghiên cứu, triển khai và ứng dụng công nghệ biển • Hoạt động tư vấn, dịch vụ và chuyển giao công nghệ • Xây dựng và phát triển bảo tàng hải dương học, cơ sở dữ liệu biển • Đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển • Hợp tác quốc tế
Ngày 14 tháng 9 năm 1922, Sở Hải dương học nghề cá Đông dương (Service océanographique des pêches de l’Indochine) - tiền thân của Viện Hải Dương Học ngày nay đã được thành lập. Trải qua hơn 90 năm hoạt động và phát triển, Viện Hải Dương Học đã đóng góp được một khối lượng lớn các công trình nghiên cứu cho công cuộc chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông, bao gồm 1100 ấn phẩm đã được công bố, trong đó nghiên cứu về tính đa dạng sinh học chiếm 62,6%, về vật lý hải dương chiếm 11,6%, về sinh thái môi trường chiếm 7,6%, về địa chất địa mạo biển chiếm 5,4%, về hóa học biển và về hóa sinh chiếm 4,4%. Qua đó, có thể thấy được Viện Hải Dương Học đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu khoa học của đất nước. Tuy vậy, với nhiệm vụ nghiên cứu biển trong tương lai, Viện Hải Dương Học luôn luôn tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và cán bộ quản lý khoa học cả về hai mặt lượng lẫn chất với những trang thiết bị hiện đại nhất, để đáp ứng được nhiệm vụ hiện đại hóa đất nước.
Viện Vật lý Địa cầu có các chức năng của tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản thường xuyên về vật lý địa cầu và các nghiên cứu, triển khai theo các hướng trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng và giảm nhẹ thiên tai. Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về vật lý địa cầu, quản lý mạng lưới đài trạm vật lý địa cầu quốc gia
Viện Sinh học Nhiệt đới được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ-TTKHTN&CNQG ngày 19 tháng 06 năm 1993 của Giám đốc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Năm 2006, tại Quyết định số 137/2006/QÐ - TTg (ngày 14-6), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng CNVT đến năm 2020" phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chiến lược xác định mục tiêu cơ bản là: Từng bước làm chủ công nghệ chế tạo các trạm mặt đất, tự chế tạo các trạm mặt đất có giá cạnh tranh; làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ, tự thiết kế và chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất; làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa. Ðào tạo được đội ngũ cán bộ có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển CNVT ở Việt Nam. Nâng cấp hạ tầng cơ sở ban đầu thông qua việc chuẩn bị phương án và kế hoạch phóng vệ tinh viễn thông thứ hai, đáp ứng nhu cầu khai thác dịch vụ viễn thông, phát thanh truyền hình trong nước. Chế tạo và phóng thêm một số vệ tinh nhỏ quan sát trái đất, thay thế một phần ảnh vệ tinh của nước ngoài. Nhằm đạt trình độ trung bình khá trong khu vực về nghiên cứu và ứng dụng CNVT
Viện Công nghệ sinh học (Institute of Biotechnology, IBT), trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology, VAST), là một viện nghiên cứu đầu ngành về công nghệ sinh học ở Việt Nam. Viện có đội ngũ đông đảo các nhà khoa học được đào tạo chuyên sâu ở trong và ngoài nước về các lĩnh vực khác nhau của công nghệ sinh học hiện đại.