Đăng ký
Tài nguyên thông tin
DRD tin rằng, mọi thay đổi trong thế giới mà chúng ta đang sống, được tạo ra bởi sự thay đổi từ chính chúng ta – bạn và tôi. Khi người khuyết tật (NKT) đóng góp giá trị của mình vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thì sự tham gia bình đẳng của NKT và các cơ hội công bằng cho NKT thực sự có ý nghĩa.
Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Phát triển cộng đồng (GFCD) là tổ chức phi chính phủ, không lợi nhuận, được thành lập từ tháng 8 năm 2000, trực thuộc Viện Tư vấn phát triển nông thôn miền núi (CISDOMA). Từ tháng 12/2012 tách ra thành một tổ chức độc lập do Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội cấp phép.
Kế thừa truyền thống học thuật của Đại học Tổng hợp, với sự đóng góp tiên phong và tích cực của các học giả nổi tiếng như cố GS. Trần Quốc Vượng, cố GS. Hoàng Thiếu Sơn, GS. TS. Nguyễn Minh Thuyết, cố PGS. TS. Đinh Trung Kiên, PGS. TS. Trần Đức Thanh và nhiều học giả khác…, sau những năm tháng “chập chững” vượt khó buổi ban đầu, Khoa Du lịch học đã nhanh chóng trở thành một địa chỉ đào tạo, nghiên cứu khoa học tin cậy về du lịch ở Hà Nội cũng như của Đất nước. Hiện nay, Khoa Du lịch học gồm 3 Bộ môn là Văn hóa và Địa lý Du lịch, Quản lý Du lịch, Quản trị Sự kiện. Toàn Khoa có 18 cán bộ, trong đó có 02 chuyên viên, 15 cán bộ giảng dạy, 01 giảng viên thỉnh giảng, tỷ lệ cán bộ là giảng viên chính chiếm 37,5%, tỷ lệ cán bộ có học vị tiến sĩ đạt 50%, tỷ lệ cán bộ có học hàm phó giáo sư đạt 27,5%.
Theo chiến lược phát triển Trường đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 và theo định hướng phát triển trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trở thành một trường Đại học nghiên cứu. Việc xác lập "Triết lí giáo dục" và chuyển tải triết lí giáo dục đó vào trong từng hoạt động của Nhà trường là rất cần thiết. Đồng thời từ năm 2017, theo yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn đánh giá các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA), nhà trường cần nêu rõ "Triết lí giáo dục" và phổ biến đến tất cả các bên liên quan.
Viện Xã hội học là tổ chức nghiên cứu khoa học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (gọi tắt là Viện Hàn lâm); có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
Viện Nghiên cứu Sách và Học liệu Giáo dục. có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện: Nghiên cứu các vấn đề lí luận, thực tiễn nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển các lĩnh vực xuất bản phục vụ giáo dục và thiết kế mẫu các mô hình ấn phẩm giáo dục (sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, các tài liệu dạy học, thiết bị giáo dục,…); Tổ chức thẩm định, đánh giá Sáng kiến kinh nghiệm và giải pháp hiệu quả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho các cán bộ làm công tác xuất bản; Thông tin truyền thông trong lĩnh vực giáo dục và xuất bản giáo dục.