MÔ HÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THEO KHUNG TRÌNH ĐỘ QUỐC GIA VIỆT NAM CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
1. Giới thiệu mô hình đào tạo theo Khung TĐQG của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội:
- Thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, năm 2020 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội chuyển đổi mô hình đào tạo theo Khung trình độ Quốc gia Việt Nam, gồm có các chương trình đào tạo sau:
+ Chương trình đào tạo đại học: Trình độ bậc 6, cấp bằng cử nhân;
+ Chương trình đào tạo kỹ sư/kiến trúc sư: Trình độ bậc 7, cấp bằng kỹ sư/kiến trúc sư
+ Chương trình đào tạo thạc sĩ: Trình độ bậc 7, cấp bằng thạc sĩ;
+ Chương trình đào tạo tiến sĩ: Trình độ bậc 8, cấp bằng tiến sĩ.
- Mô hình đào tạo của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội có các chương trình chủ đạo sau:
+ Chương trình đào tạo tích hợp cử nhân, kỹ sư/kiến trúc sư - Thời gian đào tạo 5 năm;
+ Chương trình đào tạo tích hợp cử nhân, thạc sĩ - Thời gian đào tạo 5,5 năm;
- Theo mô hình đào tạo trên, sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trình độ đại học (3,5 năm), nhận bằng cử nhân, được chuyển tiếp sang học kỹ sư/kiến trúc sư hoặc được xét tuyển vào học thạc sĩ. Thời gian đào tạo trình độ kỹ sư/kiến trúc sư là 1,5 năm và thạc sĩ là 2 năm.
2. Lợi thế của mô hình đào tạo theo Khung TĐQG của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội:
- Mô hình đào tạo của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành và đáp ứng xu hướng hội nhập quốc tế, đã được 07 trường đại học kỹ thuật hàng đầu trong nước thống nhất thực hiện (Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Giao thông Vận tải, Trường Đại học Thủy lợi và Trường Đại học Mỏ - Địa chất);
- Chương trình đào tạo Kỹ sư/ Kiến trúc sư đạt trình độ bậc 7 (trình độ thạc sĩ), thời gian đào tạo là 5 năm;
- Rút gắn thời gian đào Thạc sĩ trước đây xuống còn 5,5 năm;
- Đa dạng hóa về trình độ đào tạo (cử nhân, kỹ sư/kiến trúc sư, thạc sĩ), đáp ứng các nhu cầu khác nhau về trình độ nguồn nhân lực của xã hội;
- Đáp ứng nhu cầu của người học khi cần thay đổi ngành đào tạo. Người học thuận lợi thay đổi ngành đào tạo khác với ngành ở trình độ cử nhân khi chuyển tiếp lên học trình độ kỹ sư/kiến trúc sư, thạc sĩ.