I. Các hoạt động của trường
Hoạt động đào tạo, Trường Đại học Kinh tế đang thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng hình thức liên kết đào tạo với các địa phương trong cả nước nhằm đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước. Đến nay Trường Đại học Kinh tế đã được Bộ Giáo dục cho phép đào tạo ở bậc đại học với 24 ngành/chuyên ngành, trong đó có 3 chương trình liên kết với nước ngoài. Đào tạo sau đại học, hiện được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo 5 chuyên ngành thạc sĩ và 03 chuyên ngành tiến sĩ. Song song với việc mở rộng qui mô đào tạo, Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo và đã có nhiều biện pháp nhằm đảm bảo các điều kiện về đội ngũ CBGD, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, tăng cường công tác quản lý, cải tiến nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học.
Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Kinh tế đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới, Nhà trường đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, kinh tế tài nguyên và môi trường, kinh tế nông nghiệp và nông thôn; kinh doanh nông nghiệp, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài chính công, quản lý giáo dục đại học... Nhà trường đã có chính sách đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát động phong trào sinh viên nghiên cứu khoa học, hằng năm gia tăng số lượng đề tài đăng ký, huy động kinh phí từ các nguồn khác nhau: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tự có, nguồn từ các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, địa phương và quốc tế. Việc đăng tải công trình nghiên cứu cũng được quan tâm, khuyến khích. Tổng số lượng đề tài NCKH của sinh viên đã thực hiện và nghiệm thu trong giai đoạn 2011 - 2016 là 108 đề tài, trong đó có 6 đề tài đạt giải.
Hợp tác quốc tế, Nhà trường hiện có mối quan hệ hợp tác với hơn 40 trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Nhiều cán bộ giảng viên của Trường là thành viên của các mạng lưới quốc tế như: Chương trình kinh tế môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường châu Âu (EAERE), Hiệp hội các nhà kinh tế học tài nguyên môi trường Đông Nam Á (EAAERE), Mạng lưới nghiên cứu phát triển bền vững khu vực Mekong (SUMERNET)… Nhiều chương trình liên kết đào tạo và dự án hợp tác đã được thực hiện, qua đó góp phần quan trọng giúp Nhà trường xây dựng và bồi dưỡng năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao uy tín của Nhà trường.
II. Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý giáo dục và mục tiêu giáo dục
Sứ mệnh của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao; thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Đến năm 2030, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ về lĩnh vực kinh tế và quản lý có chất lượng, uy tín, xếp vào nhóm 10 cơ sở đào tạo kinh tế và quản lý hàng đầu ở Việt Nam.
Trách nhiệm - Sáng tạo - Chất lượng – Hội nhập – Phát triển.
4. Mục tiêu giáo dục
- Bản lĩnh chính trị, đạo đức, ý thức trách nhiệm, sức khỏe;
- Kiến thức nền tảng và chuyên sâu về nghề nghiệp;
- Kỹ năng mềm và năng lực thực hành nghề nghiệp;
- Năng lực nghiên cứu khoa học;
- Năng lực tự học, sáng tạo và thích ứng với môi trường làm việc.