Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có trụ sở chính tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, được thành lập vào năm 1966 với tiền thân là Trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Trải qua gần 50 năm phát triển và trưởng thành, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng. Từ những ngày đầu mới thành lập, với nhiệm vụ chính là đào tạo Kỹ thuật viên (1966) và Giáo viên dạy nghề (1970). Năm 1979, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 1 trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới mang tính đột phá với Nhà trường. Sau nhiều năm phấn đấu và nỗ lực, Trường đã phát triển trở thành Trường Đại học đa ngành, trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội về nguồn lực lao động.
Đặc biệt từ năm 2011 cho đến nay, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ cho 5 chuyên ngành: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Cơ khí động lực và Kỹ thuật cơ khí. Đây chính là bước phát triển quan trọng nâng thêm tầm cao và vị thế của Nhà trường trong khối các trường Đại học, Cao đẳng của cả nước.
Hiện tại số lượng cán bộ giảng viên của Nhà trường là 622 người, trong đó ngạch giảng viên là 479 người bao gồm: GS: 06, PGS: 26, TS: 33, NCS: 58, ThS: 239, Cao học: 77 và Đại học: 40. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 91,6% trên tổng số giảng viên trong toàn Trường.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được Nhà trường chú trọng đầu tư và không ngừng mở rộng. Hiện trường có 3 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1: 12,2 ha, đặt tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Cơ sở 2: 25,4 ha, đặt tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Cơ sở 3: 3375 m2, đặt tại 198 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Bình, Tp. Hải Dương.
Với 182 giảng đường và phòng hội thảo; 51 phòng, xưởng thực hành; 25 phòng thí nghiệm. Thư viện truyền thống có hơn 2000 đầu sách hầu hết là sách chuyên ngành và cơ sở ngành. Thư viện số đang được Nhà trường chú trọng đầu tư và phát triển. Cơ sở vật chất của Nhà trường liên tục đầu tư mới và hiện đại hóa đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập của giảng viên và học sinh sinh viên.
Hoạt động hợp tác quốc tế: Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác đào tạo với các trường Đại học: Saxxion, Fontys – Hà Lan, Fengchia – Đài Loan và một số trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhà trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với các doanh nghiệp trong việc thực tập doanh nghiệp, tuyển dụng việc làm cho sinh viên như: Ford, Nissan, Toyota, Canon, Brother, FSC, Microsoft, Viettel, Mobiphone, May Đức Giang, May 10, xi măng Hoàng Thạch… Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, Nhà trường còn nhận viện trợ của Chính phủ CHLB Đức, Ngân hàng Châu Á, chính phủ Hà Lan thông qua các dự án: BBPV, KFV, TVET, ADB, POHE.
Hoạt động Nghiên cứu khoa học ứng dụng của Nhà trường đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Đặc biệt, Trường đã có đề tài KH&CN cấp Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Năm học 2012 - 2013, số đề tài KHCN của Nhà trường là: 01 đề tài KHCN cấp nhà nước; 04 đề tài KHCN cấp Bộ trong đó có 02 đề tài NCKH thuộc “Chương trình KHGD cấp Bộ giai đoạn 2009-2012”, 02 đề tài do Quỹ phát triển KH&CN quốc gia Nafosted tài trợ, năm 2013 tuyển chọn được 103 đề tài KH&CN cấp Trường.
Bên cạnh đó, phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên phát triển rất mạnh. Trong 5 năm vừa qua, các đội tuyển của Nhà trường đã giành được nhiều giải thưởng như: 3 giải khuyến khích Olympic cơ học toàn quốc, 08 giải ba Olympic Tin học toàn quốc, 03 giải nữ sinh Công nghệ thông tin tiêu biểu, 01 giải thưởng Sao tháng giêng. Đặc biệt là cuộc thi Sáng tạo Robot hàng năm do Đài truyền hình Việt Nam và tổ chức, các đội tuyển Robot của Trường tham gia thi đấu hết sức thành công khẳng định trí tuệ và sức sáng tạo của sinh viên Nhà trường. Năm 2009, 04 đội tuyển của trường đã xuất sắc vượt qua hơn 100 đội tuyển khu vực miền Bắc để lọt vào vòng 1/16 và đội SUNWARD đạt giải ba toàn quốc, đội ICE TEA đạt giải ý tưởng sáng tạo của cuộc thi. Năm 2010, Trường có 6 đội tuyển được lọt vào vòng chung kết qoàn quốc, 3 đội lọt vào vòng 1/16 và cuối cùng đội NATPRO đạt giải ba toàn quốc.
Năm học 2013 – 2014, Nhà trường đã tổ chức đào tạo “Lớp Sinh viên tài năng” cho 2 chuyên ngành Cơ khí – Cơ khí động lực với các điều kiện học tập tốt nhất để tạo điều kiện cho các em sinh viên tài năng có điều kiện vươn cao, vươn xa hơn nữa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Trong chiến lược phát triển của Nhà trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu luôn xác định: Phát triển nhà trường theo hướng đại học nghề nghiệp ứng dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đi đôi với việc đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên cao cấp theo nhiều chương trình linh hoạt, là tiếp tục đào tạo giáo viên kỹ thuật trên nền tảng kỹ sư công nghệ, giỏi năng lực nghề, vững năng lực sư phạm, sáng tạo, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã nhiều lần nhận được những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng ba (2001), Huân chương Lao động hạng nhất (1996), Huân chương Lao động hạng 3 (1986) và nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và của địa phương.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên có trụ sở chính tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, được thành lập vào năm 1966 với tiền thân là Trường Trung học Công nghiệp Hưng Yên thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Trải qua gần 50 năm phát triển và trưởng thành, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng. Từ những ngày đầu mới thành lập, với nhiệm vụ chính là đào tạo Kỹ thuật viên (1966) và Giáo viên dạy nghề (1970). Năm 1979, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật 1 trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, đánh dấu bước phát triển mới mang tính đột phá với Nhà trường. Sau nhiều năm phấn đấu và nỗ lực, Trường đã phát triển trở thành Trường Đại học đa ngành, trọng điểm của khu vực đồng bằng sông Hồng, đào tạo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội về nguồn lực lao động.
Đặc biệt từ năm 2011 cho đến nay, Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo Thạc sĩ cho 5 chuyên ngành: Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa, Cơ khí động lực và Kỹ thuật cơ khí. Đây chính là bước phát triển quan trọng nâng thêm tầm cao và vị thế của Nhà trường trong khối các trường Đại học, Cao đẳng của cả nước.
Hiện tại số lượng cán bộ giảng viên của Nhà trường là 622 người, trong đó ngạch giảng viên là 479 người bao gồm: GS: 06, PGS: 26, TS: 33, NCS: 58, ThS: 239, Cao học: 77 và Đại học: 40. Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 91,6% trên tổng số giảng viên trong toàn Trường.
Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được Nhà trường chú trọng đầu tư và không ngừng mở rộng. Hiện trường có 3 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1: 12,2 ha, đặt tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Cơ sở 2: 25,4 ha, đặt tại xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Cơ sở 3: 3375 m2, đặt tại 198 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Bình, Tp. Hải Dương.
Với 182 giảng đường và phòng hội thảo; 51 phòng, xưởng thực hành; 25 phòng thí nghiệm. Thư viện truyền thống có hơn 2000 đầu sách hầu hết là sách chuyên ngành và cơ sở ngành. Thư viện số đang được Nhà trường chú trọng đầu tư và phát triển. Cơ sở vật chất của Nhà trường liên tục đầu tư mới và hiện đại hóa đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu, làm việc và học tập của giảng viên và học sinh sinh viên.
Hoạt động hợp tác quốc tế: Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác đào tạo với các trường Đại học: Saxxion, Fontys – Hà Lan, Fengchia – Đài Loan và một số trường Đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc. Nhà trường đã thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết với các doanh nghiệp trong việc thực tập doanh nghiệp, tuyển dụng việc làm cho sinh viên như: Ford, Nissan, Toyota, Canon, Brother, FSC, Microsoft, Viettel, Mobiphone, May Đức Giang, May 10, xi măng Hoàng Thạch… Đặc biệt, từ năm 1996 đến nay, Nhà trường còn nhận viện trợ của Chính phủ CHLB Đức, Ngân hàng Châu Á, chính phủ Hà Lan thông qua các dự án: BBPV, KFV, TVET, ADB, POHE.
Hoạt động Nghiên cứu khoa học ứng dụng của Nhà trường đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học. Nhà trường đã có nhiều công trình được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín trong và ngoài nước. Đặc biệt, Trường đã có đề tài KH&CN cấp Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về khoa học và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Năm học 2012 - 2013, số đề tài KHCN của Nhà trường là: 01 đề tài KHCN cấp nhà nước; 04 đề tài KHCN cấp Bộ trong đó có 02 đề tài NCKH thuộc “Chương trình KHGD cấp Bộ giai đoạn 2009-2012”, 02 đề tài do Quỹ phát triển KH&CN quốc gia Nafosted tài trợ, năm 2013 tuyển chọn được 103 đề tài KH&CN cấp Trường.
Bên cạnh đó, phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên phát triển rất mạnh. Trong 5 năm vừa qua, các đội tuyển của Nhà trường đã giành được nhiều giải thưởng như: 3 giải khuyến khích Olympic cơ học toàn quốc, 08 giải ba Olympic Tin học toàn quốc, 03 giải nữ sinh Công nghệ thông tin tiêu biểu, 01 giải thưởng Sao tháng giêng. Đặc biệt là cuộc thi Sáng tạo Robot hàng năm do Đài truyền hình Việt Nam và tổ chức, các đội tuyển Robot của Trường tham gia thi đấu hết sức thành công khẳng định trí tuệ và sức sáng tạo của sinh viên Nhà trường. Năm 2009, 04 đội tuyển của trường đã xuất sắc vượt qua hơn 100 đội tuyển khu vực miền Bắc để lọt vào vòng 1/16 và đội SUNWARD đạt giải ba toàn quốc, đội ICE TEA đạt giải ý tưởng sáng tạo của cuộc thi. Năm 2010, Trường có 6 đội tuyển được lọt vào vòng chung kết qoàn quốc, 3 đội lọt vào vòng 1/16 và cuối cùng đội NATPRO đạt giải ba toàn quốc.
Năm học 2013 – 2014, Nhà trường đã tổ chức đào tạo “Lớp Sinh viên tài năng” cho 2 chuyên ngành Cơ khí – Cơ khí động lực với các điều kiện học tập tốt nhất để tạo điều kiện cho các em sinh viên tài năng có điều kiện vươn cao, vươn xa hơn nữa trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Trong chiến lược phát triển của Nhà trường, Đảng ủy, Ban Giám hiệu luôn xác định: Phát triển nhà trường theo hướng đại học nghề nghiệp ứng dụng trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, đi đôi với việc đào tạo thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên cao cấp theo nhiều chương trình linh hoạt, là tiếp tục đào tạo giáo viên kỹ thuật trên nền tảng kỹ sư công nghệ, giỏi năng lực nghề, vững năng lực sư phạm, sáng tạo, tâm huyết, tận tụy với sự nghiệp trồng người.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Nhà trường đã nhiều lần nhận được những phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng ba (2001), Huân chương Lao động hạng nhất (1996), Huân chương Lao động hạng 3 (1986) và nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ GD&ĐT và của địa phương.