Lịch sử phát triển

Năm 1976: Ngày 27 tháng 02 năm 1976, chính phủ nước Cộng Hoà Miền Nam Vịêt Nam mà đại diện là Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Giao Thông Vận tải đã ký quyết định số 144/TC thành lập “Trường Công Nhân Kỹ Thuật” trực thuộc Cục Đường Biển Miền Nam .

Năm 1977: Ngày 11 tháng 03 năm 1977, Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam đã ký quyết định số 736 /QĐ-TC công nhận và đổi tên “Trường Công Nhân Kỹ Thuật” thành “ Trường Công Nhân Kỹ Thuật Đường Biển II” .

Năm 1990: Ngày 27 tháng 04 năm 1990, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận và Bưu Điện đã ký quyết định số 747 QĐ/TCCB-LĐ đổi tên “Trường Công Nhân Kỹ Thuật Đường Biển II” thành “Trường Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Hàng Hải II” .

Năm 1995: Ngày 19 tháng 07 năm 1995, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ký Quyết định số 3564QĐ/ TCCB- LĐ về việc sáp nhập hai cơ sở đào tạo thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam là Trường Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Hàng Hải II (tại 131. Nguyễn Khoái, P.1,Q.4, TP. Hồ Chí Minh ) và Trường Công Nhân Kỹ Thuật Lặn Thuộc Xí Nghiệp Liên Hợp Trục Vớt Cứu Hộ ( tại 232 Nguyễn Văn Hưởng ,F. Thảo Điền,Q.2, TP. Hồ Chí Minh ) thành “ Trường Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Hàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh “.

Năm 1996: Ngày 02 tháng 12 năm 1996, Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ký   quyết định số 3200 QĐ/TCCB-LĐ thành lập “ Trường Trung Học Hàng Hải II” trên cơ sở nâng cấp “ Trường Kỹ Thuật Và Nghiệp Vụ Hàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh “.

Năm 2007: Và ngày 31 tháng 12 năm 2007 Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội ký Quyết định số 1874 /QĐ – BLĐTBXH thành lập “ Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở nâng cấp “ Trường Trung học Hàng Hải II”.

Năm 2017: Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-LĐTBXH ngày 18/5/2017 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đổi tên trường Cao đẳng nghề Hàng hải Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Cao đẳng Hàng hải II.

Chức năng:

Trường Cao đẳng Hàng hải II là cơ sở công lập đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao đẳng nghề, các kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ trung cấp nghề , sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và các lọai hình đào tạo khác (theo quy định của luật giáo dục và luật dạy nghề ) trong các lĩnh vực ngành nghề: Kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ hàng hải thuộc hệ thống giáo dục Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ; đồng thời là cơ sở nghiên cứu, triển khai ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ phục vụ sự phát triển kinh tế – xã hội của ngành hàng hải và của toàn xã hội.

Nhà trường chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng hải Việt Nam- Bộ Giao thông vận tải, sự quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; được hưởng các chính sách, chế độ của Nhà nước áp dụng cho hệ thống các trường Cao đẳng nghề, Trung học nghề và Dạy nghề, có tư cách pháp nhân và được sử dụng con dấu riêng.

Nhiệm vụ:

1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề t­ương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2. Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chư­ơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đ­ược phép đào tạo.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.

4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp  bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải.

Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật , gồm :

– Tổ chức hoạt động vận tải biển trong và ngoài nước kết hợp với thực tập của học sinh,

– Tổ chức hoạt dịch vụ đại lý hàng hải cho đội tàu trường và các công ty vận tải biển trong và ngoài nước.

– Tổ chức các dịch vụ sửa chữa tàu thuỷ, điện, điện tử, cơ khí và cung ứng trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị giao thông vận tải…

– Tổ chức các hoạt động dịch vụ về bảo đảm an toàn hàng hải và về bảo vệ môi trường.

7. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình ngư­ời học nghề trong hoạt động dạy nghề.

8. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và ngư­ời học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

9. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

10. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính của trường theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Mục tiêu chung:

Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải Thành Phố Hồ Chí Minh là loại hình trường Cao đẳng nghề kinh tế – kỹ thuật đào tạo đa cấp, đa ngành, đa loại hình. Mục tiêu đào tạo của trường là đào tạo cán bộ kinh tế- kỹ thuật có trình độ cao đẳng nghề , các kỹ thuật viên, nhân viên có trình độ trung cấp nghề , trung cấp chuyên nghiệp và sơ cấp nghề chuyên ngành hàng hải và các ngành nghề khác phục vụ cho nhu cầu về lao động của xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đào tạo, có khả năng phát triển toàn diện, có lòng yêu nước , có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, ham hiểu biết và có năng lực học tập suốt đời, có tư duy sáng tạo, làm chủ chuyên môn được đào tạo, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng xã hội, với môi trường tự nhiên, có nếp sống lành mạnh và sức khoẻ tốt.

Tầm nhìn:

Phấn đấu trở thành Trường Cao đẳng nghề trọng điểm của của ngành hàng hải Việt Nam, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa cấp, đa ngành. Phát triển và đồng hành cùng các doanh nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nguồn nhân lực theo hướng nghề nghiệp ứng dụng, đạt chuẩn quốc tế. Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới

Sứ mệnh:

Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước, nhằm thoả mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của người dân và phát triển của cộng đồng. Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN, hội nhập khu vực và quốc tế. Góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.