Nhà trường luôn ý thức về vị trí, tầm vóc và sứ mệnh của mình trong giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học gắn với những vấn đề lý luận và thực tiễn của Việt Nam và thế giới trên lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Đội ngũ cán bộ giảng viên, nhà nghiên cứu của Nhà trường hiện nay có 54 giáo sư và phó giáo sư, 221 tiến sĩ đã và đang tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan trọng, đóng góp quan trọng trong việc tăng cường tri thức khoa học và phát triển xã hội, đặc biệt là tại khu vực Nam Bộ. Nhiều thành quả nghiên cứu của giảng viên Trường đã được công bố chính thức qua các tạp chí, sách giáo khoa, sách tham khảo được xã hội chào đón và đánh giá cao. Thêm vào đó, với nhiều đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, Nhà trường còn là cầu nối và là đối tác học thuật quan trọng để tiếp nhận và áp dùng nhiều khung lý thuyết mới, phương pháp mới, cách tiếp cận mới và góc nhìn mới trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.

Trường có 28 Khoa, Bộ môn trực thuộc Trường, phân thành 98 chuyên ngành khoa học. Với đặc trưng tính đa dạng trong cơ cấu phân ngành, nhà trường đang triển khai công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trên hầu hết tất cả các bình diện, lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn. Ngoài ra, Nhà trường hiện đang có các Phòng Nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu:

- Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á

- Trung tâm Văn hoá học Lý luận và Ứng dụng

- Trung tâm Hàn Quốc học

- Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo

- Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Quốc gia

- Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế

- Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức

- Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan

- Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc

- Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản

- Trung tâm Phát triển Nông thôn - Saemaul Undong

- Bảo tàng Lịch sử văn hoá 

- Phòng Nghiên cứu tư liệu Hán Nôm

- Phòng Nghiên cứu Ngữ âm thực nghiệm

- Phòng Thực nghiệm GIS

- Phòng Thí nghiệm Môi trường

- Phòng Nghiên cứu Thực hành Đô thị 

Hiện tại, Nhà trường đang đẩy mạnh các mảng công tác nghiên cứu khoa học:
- Hoàn thiện cơ cấu, phát triển đội ngũ giảng viên nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào đào tạo nhân tài và phục vụ phát triển đất ước;

- Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh và tăng cường tính liên ngành trong nghiên cứu;
- Phát triển và triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học các cấp trong nước và quốc tế;

- Tăng cường các sinh hoạt khoa học trong nước và quốc tế nhằm tạo dựng và phát triển năng lực, tư duy và phương pháp nghiên cứu của giảng viên trường;

- Đẩy mạnh công tác biên tập Tạp chí, Tập san, Chuyên san, Sách chuyên khảo và sách tham khảo phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học sinh viên và hỗ trợ giảng viên trẻ trong đấu thầu và thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học;

- Đẩy mạnh công tác truyền bá tri thức và chuyển giao khoa học ra cộng đồng;

- Tăng cường công bố khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước (các tạp chí có ISI và ISSN);

- Tăng cường giao lưu học thuật quốc tế, đẩy mạnh chất lượng và hiệu quả nghiên cứu khoa học.

Các loại hình giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên

- Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường;

- Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Thành Đoàn Tp. Hồ Chí Minh – Eureka;
- Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia;

- Giải thưởng Nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Bộ KHCN.

Các dự án, đề tài quy mô lớn đã và đang triển khai

Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đang chủ trì và thực hiện hơn 30 đề tài cấp Đại học Quốc gia và các tỉnh thành trở lên, trong đó tiêu biểu là các đề tài sau:

- Nghiên cứu khoa học xã hội và Nhân văn về biển đảo Việt Nam (dự án trọng điểm ĐHQG -HCM)

- Hệ giá trị văn hoá Việt Nam trong giai đoạn mới (đề tài cấp Nhà nước)

- Những vấn đề kinh tế - văn hoá – xã hội vùng Thoại Sơn, An Giang (đề tài trọng điểm liên Đại học giữa Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường HKHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

- Lịch sử vùng đất Hà Tiên (dự án của thị xã Hà Tiên)

- Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn KHXH trong nhà trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở tỉnh Đồng Tháp (Hợp tác Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Đồng Tháp và

Trường ĐHKHXH&NV, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

- Nghiên cứu phòng chống Biến đổi Khí hậu (dự án của ĐHQG HCM)

- Dự án Sưu tầm tài liệu Hán Nôm tại Nam Bộ (dự án của ĐHQG HCM)

- Tiếp cận đất đai của phụ nữ ở Việt Nam (dự án UNDP do Khoa Nhân học thực hiện)

- Nghiên cứu so sánh văn hoá và văn học Việt Nam – Hàn Quốc (đề tài Quỹ Korea Foundation)

- 06 đề tài Quỹ Khoa học Công nghệ NAFOSTED.

- Các đề tài, dự án thuộc Quỹ Rosa, Quỹ Sumitomo, Quỹ Toyota...

Trong tương lai, Trường đẩy mạnh tham gia thực hiện các đề tài ứng dụng xã hội có quy mô lớn và vừa, đồng thời tăng cường liên kết quốc tế trong nghiên cứu khoa học với các đối tác đã ký MoU ở Hoa Kỳ, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...

Định hướng phát triển KHCN giai đoạn 2014-2017: Các hướng ưu tiên trọng điểm
-Sưu tầm và nghiên cứu di sản Hán – Nôm

- Nghiên cứu ngữ âm học thực nghiệm

- Nghiên cứu lý luận văn hóa học, nghiên cứu văn hoá Việt Nam và thế giới
- Nghiên cứu văn học Việt Nam và thế giới

- Nghiên cứu triết học và triết học ở Việt Nam

- Nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam và thế giới

- Nghiên cứu khu vực học (Việt Nam – Đông Nam Á – Hán học)

- Nam Bộ - Một thế kỷ phát triển từ truyền thống đến hiện đại (đầu thế kỷ 20-đầu thế kỷ 21)
- Lịch sử văn hóa Nam bộ qua khảo cổ học

- Nghiên cứu Biển và Đảo Việt Nam

- Kinh tế - Văn hóa – Xã hội của công đồng ngư dân Nam bộ, dân thương hồ Nam Bộ, công nhân và an sinh xã hội các khu công nghiệp, khu chế xuất

- Phát triển kinh tế - xã hội nông thôn đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

- Nghiên cứu biến đổi khí hậu

- Nghiên cứu tri thức bản địa của các tộc người Nam bộ và Nam Tây Nguyên

- Nghiên cứu các dạng thức tín ngưỡng dân gian Nam bộ

- Các hệ thống tư tưởng triết học Đông – Tây và lễ tục xã hội

- Kinh điển học

Các chính sách đầu tư cho hoạt động KH&CN

- Tiếp tục chính sách khuyến khích cán bộ - giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn để đáo ứng nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy ngày càng cao của xã hội;
- Kiên trì chính sách tập trung mọi nguồn lực có thể để đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, bao gồm các chính sách khuyến khích hình thành và triển khai nghiên cứu, công bố kết quả nghiên cứu;
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất (phòng nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, thư viện, cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu) và cơ chế hỗ trợ nghiên cứu (hành chính, pháp lý, chính sách khen thưởng).

- Tiếp tục chính sách khuyến khích nghiên cứu và công bố khoa học trong và ngoài nước bằng hình thức chi hỗ trợ và quy đổi thành số giờ giảng dạy tương ứng;

Kế hoạch đầu tư cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2014-2017

-Xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh gắn liền với các nhiệm vụ khoa học công nghệ (nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng);

- Tạo cơ chế hình thành các nhóm nghiên cứu liên ngành, kết nối nghiên cứu với triển khai ứng dụng để phục vụ xã hội;

- Tạo điều kiện hỗ trợ thúc đẩy hình thành các nhóm đề tài nghiên cứu các cấp từ trung ương đến địa phương;

- Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ, mang khoa học xã hội và nhân văn ra xã hội;

- Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học sinh viên và hỗ trợ giảng viên trẻ tăng cường năng lực nghiên cứu và công bố khoa học;

- Chủ động liên kết hợp tác với các đối tác học thuật quốc tế để phát triển và triển khai thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học quốc tế và sinh hoạt khoa học quốc tế;
- Tăng cường công tác biên tập Tạp chí, Tập san, Chuyên san, Sách chuyên khảo, nâng cao chất lượng học thuật qua công bố khoa học;

- Tăng cường công bố khoa học trong nước và quốc tế (đặc biệt là các tạp chí ISI, ISSN);
- Tạo lập và duy trì các sinh hoạt học thuật và in ấn xuất bản sản phẩm khoa học nhằm tạo môi trường học thuật tiến bộ và cập nhật các trào lưu học thuật của khu vực và thế giới;
- Tăng cường xã hội hoá nguồn kinh phí đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ và chuyển giao khoa học tại trường.

1. Tầm nhìn (2030)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường đại học nghiên cứu trong hệ thống ĐHQG-HCM, nằm trong tốp đầu trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Châu Á.

 2. Sứ mạng:

- Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, chất lượng cao, tạo ra những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu về khoa học xã hội và nhân văn;

- Có những đóng góp chiến lược cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước;

- Đi đầu trong xây dựng môi trường đại học tự do học thuật về khoa học xã hội và nhân văn.

 3. Mục tiêu: 

Có những đột phá chiến lược về phát triển nguồn lực, về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và xây dựng môi trường văn hoá đại học.

 4. Triết lý giáo dục:

Giáo dục toàn diện, khai phóng và đa văn hóa.