I. CHỨC NĂNG

– Nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng trong công nghệ sinh học cho Nông Nghiệp, Y Dược và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường, phát triển các công nghệ nền, công nghệ gen để tạo ra các sản phẩm khoa học có giá trị cho sự sống, cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Ươm tạo và chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu theo nhu cầu xã hội ở miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.

– Chứng nhận về thử nghiệm, kiểm định, giám định, hiệu chuẩn, về vật tư, thiết bị và sinh phẩm ở các lĩnh vực khoa học sự sống, khoa học sức khỏe và khoa học môi trường.

– Đào tạo các cấp học theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục Đại học năm 2018.

II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

1. Ưu tiên các định hướng nghiên cứu cơ bản và ứng dụng

– Nghiên cứu cơ bản về khoa học sự sống, công nghệ nguồn; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nguồn, công nghệ gen và tế bào, protein/enzyme, vi sinh, hóa sinh… trong y dược, sinh học biển, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và môi trường; phân tích, thử nghiệm và đánh giá an toàn sinh học, sản phẩm hàng hóa đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

2. Phát triển ứng dụng công nghệ sinh học

– Khai thác và phát triển nguồn gen quý hiếm động và thực vật ở miền Trung vào phát triển nông lâm ngư nghiệp và cây thuốc Việt Nam; xây dựng và chuyên giao các mô hình công nghệ sinh học công nghiệp ở miền Trung nhất là trong thủy sản và chế biến nông sản; phát triển công nghệ sinh học gắn với công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin để hướng đến tự động hóa các mô hình sản xuất công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến và bảo vệ môi trường.

3. Đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, đào tạo với các cơ sở đào tạo nghiên cứu nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào các chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo nhân lực công nghệ sinh học; hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, trong đó chú trọng đến nhóm các nhà nghiên cứu khoa học trẻ.

4. Xây dựng Trung tâm dịch vụ khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ sinh học làm nòng cốt cho khu vực miền Trung; tổ chức dịch vụ ươm tạo, chuyển giao; thực hiện xét nghiệm và các hợp đồng dịch vụ xét nghiệm theo đúng quy định.

5. Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm công nghệ sinh học trên địa bàn khu vực miền Trung, góp phần hỗ trợ, nâng cao năng lực, hiệu quả trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực miền Trung.

6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách

a) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu các công nghệ nền và công nghệ biến đổi gen để ứng dụng phù hợp với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế ưu đãi về nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật.

7. Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất

a) Đầu tư ban đầu phát triển cơ sở hạ tầng Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Trong giai đoạn 2018 – 2020, tập trung đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ gắn kết với các phòng thí nghiệm khác của các trường thành viên trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, sức khỏe và môi trường. Hoàn thiện, tổ chức hoạt động 4 phòng thí nghiệm: Công nghệ gen; công nghệ enzyme và protein; vi sinh vật học và công nghệ lên men; tế bào gốc.

b) Giai đoạn 2021 – 2025, đầu tư mới 5 phòng thí nghiệm: Miễn dịch học và vaccine; tin sinh học; hoạt chất sinh học và công nghệ hóa sinh; bào chế dược; sinh học biển; xây dựng và hoàn thiện các khu ươm tạo, thử nghiệm và sản xuất (nhà kính, nhà lưới và sản xuất vaccine, chế phẩm sinh học).