1. TẦM NHÌN – SỨ MỆNH

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và ưu tiên đầu tư của UBND Thành phố, bằng khát vọng vươn lên và chiến lược phát triển bền vững, Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp.HCM phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng CNSH hàng đầu Việt Nam, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Trung tâm Công nghệ Sinh học Tp.HCM hành động vì sứ mệnh:

1.    Góp phần tích cực vào sự phát triển của công nghệ sinh học ở Việt Nam;

2.    Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm – dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội, phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước;

3.    Xây dựng môi trường làm việc tiên tiến, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, thực chất và nhân văn; tất cả cán bộ – viên chức – người lao động của Trung tâm có mức thu nhập tốt đảm bảo chất lượng cuộc sống và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.   

2. CHỨC NĂNG – NHIỆM VỤ

- Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, xử lý môi trường, công nghiệp thực phẩm và y dược học.

- Tiếp nhận, triển khai các quy tŕnh, kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học (công nghệ gene, công nghệ tế bào động thực vật, công nghệ vi sinh, công nghệ lên men...) phục vụ sản xuất, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông nghiệp và xử lý môi trường.

- Đào tạo huấn luyện các kỹ thuật viên về công nghệ sinh học.

- Sản xuất, thương mại hóa các sản phẩm công nghệ sinh học.

3. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đa lĩnh vực:

* Công nghệ Sinh học phục vụ nông nghiệpCông nghệ Sinh học thực vật:

- Chọn tạo giống cây trồng biến đổi di truyền có các đặc tính và phẩm chất tốt phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu sinh lý bệnh thực vật, phát triển kit chẩn đoán bệnh ở cây trồng.
- Nghiên cứu nuôi cấy mô cây dược liệu thu nhận các hoạt chất thứ cấp.

Công nghệ Sinh học thủy sản:

- Phát triển vắc-xin phòng ngừa các bệnh nghiêm trọng ở thủy sản.

- Phát triển các bộ kit phát hiện bệnh, các chế phẩm sinh học - probiotic phục vụ
nuôi trồng thủy sản.

- Cải thiện chất lượng con giống thủy sản bằng công nghệ gene.

- Công nghệ sinh học tế bào động vật:

- Phát triển và ứng dụng công nghệ hỗ trợ sinh sản kết hợp kỹ thuật di truyền để tạo động vật chuyển gene phục vụ nghiên cứu hay tạo giống vật nuôi mới.

* Công nghệ Sinh học phục vụ môi trường và năng lượng sinh học

- Phát triển các chế phẩm sinh học phòng trừ dịch bệnh, kích thích tăng trưởng cho cây trồng.

 Tuyển chọn, cải biến các chủng vi sinh vật bằng công nghệ gene để xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

 Nghiên cứu quy trình sản xuất cồn  sinh học  và các dạng nhiên liệu sinh học khác từ nguồn phế phụ liệu nông nghiệp.

* Công nghệ sinh học phục vụ y dược

  Nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất các hoạt chất tự nhiên hay các protein tái tổ hợp có dược tính ứng dụng trong điều trị bệnh.

 Nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, các phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh khác nhau ở người và vật nuôi.

 Phát triển vắc-xin cho người và vật nuôi phòng ngừa các bệnh phổ biến.
      Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc trong y học tái tạo.