TÓM LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Giai đoạn 1989-2000
Lãnh đạo Trung tâm: Giảm đốc: Phạm Nhật Lệ
Các Phó Giảm đốc: Đỗ Thị Hồng Hải ,Phùng Thị Vân
Nghiên cứu khoa học: Chủ trì 01 dự án cấp Bộ, 01 đề tài cấp Bộ về giống.
Các sản phẩm nổi bật: Giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire, quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, quy trình thú y, phòng bệnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn về lĩnh vực chăn nuôi lợn
Chuyển giao công nghệ: Mỗi năm chuyển giao vào sản xuất từ 8001.000 con giống, tập huấn quy trình chăn nuôi cho 100-150 lượt người.
Giai đoạn 2001 -2010
Lãnh đạo Trung tâm:
Giám đốc: Phạm Nhật Lệ, Nguyễn Văn Đồng, Nguyễn Quế Côi
Các Phó Giám đốc: Phùng Thị Vân, Nguyễn Ngọc Phục, Phạm Duy Phẩm
Nghiên cứu khoa học: Chủ trì 01 dự án cấp Nhà nước, 05 đề tài cấp Bộ (có 03 đề tài về giống; 02 đề tài về môi trường)
Các sản phẩm nổi bật: Giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire, Duroc có nguồn gốc từ Mỹ, Canada và các dòng lợn có nguồn gốc PIC. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, quy trình thú y, phòng bệnh, tiêu chuẩn, quy chuẩn vê lĩnh vực chăn nuôi lợn.
Chuyển giao công nghệ: Mỗi năm chuyển giao vào sản xuất từ 1.000-1.500 con giống, tập huấn quy trình chăn nuôi cho 150-200 lượt người.
Thi đua khen thưởng: Trung tâm được Chủ tịch nước tặng: Huân Chương lao động hạng ba (năm 2002), Huân Chương lao động hạng nhì (năm 2008).
Giai đoạn 2011-2017
Lãnh đạo Trung tâm:
Giám đốc: Nguyễn Quế Côi, Phạm Duy Phẩm
Các Phó Giám đốc: Lê Thế Tuấn, Trịnh Quang Tuyên, Đặng Hoàng Biên
Nghiên cứu khoa học: Chủ trì 01 đề tài cấp Nhà nước; 06 đề tài câp Bộ (có 04 đề tài về giống; 01 đề tài về chuồng trại; 01 đề tài vê thú y)
Các sản phẩm nổi bật: Giống lợn ngoại Landrace, Yorkshire, Duroc có nguồn gốc từ Đan Mạch, Mỹ, Canada và Pháp. Chọn lọc nâng cao năng suất các dòng lợn PIC, chọn tạo thành công giống lợn VCNMSIS. Quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn ngoại, quy trình thú y, phòng bệnh, tiêu chuẩn ,quy chuẩn về lĩnh vực chăn nuôi lợn.
Chuyển giao công nghệ: Mỗi năm, chuyển giao vào sản xuất 1.8002.000 cọn lợn cái hậu bị ông bà, 4. 5005.000 con lợn cái hậu bị bố mẹ và 800 1.000 lợn đực hậu bị các loại.
Thi đua khen thưởng: Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất (năm 2012), một cá nhân được Chủ tịch nước tặng Huân Chương lao động hạng ba (năm 2013).
Thành tựu nổi bật giai đoạn 2010 – 2018
Trong giai đoạn 2010 - 2017, Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương thực hiện 3 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ. Từ các đề tài, nay Trung tâm đã tạo ra một số sản phẩm nổi bật áp dụng hiệu quả vào thực tiến đời sống ngành chăn nuôi.
Chọn lọc nâng cao và ổn định được năng suất đàn lợn cụ kỵ Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain, VCN01, VCN02 có tiềm năng sản xuất cao.
Chọn tạo thành công giống lợn siêu sinh sản VCN-MS15 có số con sơ sinh sống/ổ ≥ 16 con, số con cai sữa/nái/năm ≥ 28 con có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng khác nhau ở Việt Nam.
Mỗi năm đăng từ 5-7 pbài báo trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín trong và ngoài nước về các kết quả nghiên cứu của Trung tâm.
Trung tâm đã được tặng thưởng: Huân chương lao động hạng Nhì, Huân chương lao động hạng Ba, giải thưởng Hồ Chí Minh và được Thủ tướng, Bộ trưởng tặng nhiều Bằng khen.
Sản phẩm lợn nái bố mẹ VCN21, VCN22 của Trung tâm đã đươc tặng giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam lần thứ nhất (2012).
Sản phẩm giống lợn VCN-MS15 được chứng nhận đạt danh hiệu Sản Phẩm Chất Lượng cho vụ mùa bội thu năm 2016.
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Chức năng:
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động dịch vụ công ích, hợp tác Quốc tế, tư vấn và dịch vụ về chăn nuôi lợn phục vụ quản lý nhà nước của Bộ.
Nhiệm vụ:
Triển khai các hoạt động nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực chăn nuôi lợn phục vụ phát triển ngành nông nnghiệp và nông thôn;
Tổ chức nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về chăn nuôi lợn;
Nuôi giữ giống gốc, chọn lọc lai tạo bảo tồn nguồn gen và chuyển giao giống lợn cho sản xuất;
Nghiên cứu đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, quy phảm, định mức Kinh tế - Kỹ thuật phục vụ nhà nước về chăn nuôi. Tham gia nghiên cứu đề xuất chính sách định hướng phát triển phục vụ quản lý nhà nước của Bộ. Tham gia khảo nghiệm giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi lợn theo quy định của pháp luật;
Tư vấn dịch vụ thương mại, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, giống thức ăn, vật tư, trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi;
Tham gia tập huấn, đào tạo nghề và đào tạo sau đại học về chăn nuôi lợn;
Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về lĩnh vực sản xuất và chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn;
Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực nghiên cứu khoa học chuyện giao công nghệ lĩnh vực chăn nuôi lợn.
SƠ ĐỒ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương hiện có ba đơn vị chuyên môn trực thuộc
1. Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Thụy Phương (Hà Nội)
2. Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Tam Điệp (Ninh Bình)
3.Trạm Nghiên cứu và Phát triển giống lợn hạt nhân Kỳ Sơn (Hòa Bình)