Năm 1981 Trường được đổi tên thành trường Trung học Lương thực II, đến tháng 4/1995 Bộ Nông nghiệp và CNTP, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đổi tên trường thành Trường Trung học Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng.

Ngày 7/1/2002 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 143/QĐ-BGD&ĐT-TCCB thành lập Trường Cao đẳng Lương thực-Thực phẩm trên cơ sở nâng cấp Trường Trung học Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm Đà Nẵng. Trường Cao đẳng Lương thực-Thực phẩm là trường Cao đẳng công lập nằm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (thứ tư từ trái sang) và đoàn cán bộ  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thăm trường

Với 40 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã đào tạo ra nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, thực hiện nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; hội nhập khu vực và quốc tế góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

Từ năm 1976 đến nay, nhà trường đã không ngừng mở rộng qui mô, đa dạng hóa loại hình, ngành nghề đào tạo, đến nay nhà trường đã có 10 ngành đào tạo bậc Cao đẳng gồm: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Phát triển nông thôn, Quản lý chất lượng thực phẩm, Công nghệ chế biến thủy sản, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ kỹ thuật môi trường cùng nhiều ngành đào tạo, chương trình đào tạo TCCN và đào tạo nghề; Chương trình đào tạo được cập nhật liên tục đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đảm bảo người học tiếp thu được kiến thức mới, sát với thực tế.

Tổng số tuyển sinh đào tạo gần 40.000 HSSV ở các trình độ CĐ, TCCN và đào tạo nghề. Số lượng HSSV tuyển sinh đào tạo liên tục tăng qua các năm, giai đoạn từ khi trở thành trường CĐ đến nay (2002-2016)  tuyển sinh đào tạo trên 20.000 HSSV, chiếm hơn 50% của cả giai đoạn 40 năm, cơ cấu tuyển sinh chủ yếu là CĐ (CĐ 50,45%, TCCN 20,56%, đào tạo nghề 28,99%) . 

Học sinh sinh viên ra trường hầu hết đáp ứng nhu cầu xã hội, trên 80%  sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt ngiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn đã có hợp tác thường xuyên tuyển dụng sinh viên nhà trường vào làm việc (Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Vinaysoy, Vinamilk, tập đoàn Sun Group,…). Nhà trường cũng đã xúc tiến các chương trình hợp tác đưa sinh viên đi thực tập sinh tại Israel, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan,…

Sinh viên nhà trường đã được tuyển dụng ngay tại Lễ bế giảng năm học 2014-2015

Trường đã chủ động tham gia các chương trình trọng điểm của Bộ: Chương trình mía đường, chương trình rau quả, chương trình muối; chương trình CNSH nông nghiệp và thủy sản; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và nhiều chương trình khác. 

VỀ CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhiều công trình khoa học được công bố trên tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế. Các đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH) đều được áp dụng trong đào tạo và chuyển giao công nghệ.  Giai đoạn 5 năm gần đây đã có gần 100 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 32 công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế, thực hiện 9 Hợp đồng chuyển giao công nghệ, chủ trì xây dựng 9 bộ chương trình và biên soạn 50 giáo trình nghề,…

Một số sản phẩm NCKH nhà trường hoàn toàn làm chủ và sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp và các địa phương:  Sản xuất giống và nuôi trồng nấm ăn, nấm dược liệu; Sản xuất một số chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp, phế thải chế biến thủy sản; Trồng hoa cao cấp, rau hữu cơ; Chế biến sản phẩm mới giá trị gia tăng, đảm bảo an toàn thực phẩm góp phần nâng cao giá trị nông sản.

Nhà trường đã và đang xúc tiến các chương trình dự án giúp doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phục vụ sản xuất sạch, phục hồi và nâng cấp các sản phẩm, thực phẩm truyền thống, tư vấn xây dựng dây chuyền sản xuất và các giải pháp kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, sinh học, vật liệu và môi trường, chuyển giao công nghệ tạo giống và trồng nấm cho các nông trại và các cơ quan, cung cấp giống nấm cho hàng chục nông trại, hợp tác xã và hộ dân, cung cấp chế phẩm sinh học và phân vi sinh cho nhiều hộ chuyên canh cây cảnh, doanh nghiệp… trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. 

VỀ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Nhà trường đã ký kết các biên bản ghi nhớ và xúc tiến hợp tác với một số trường Đại học ở nước ngoài trong lĩnh vực Đào tạo, trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Nhà trường đang đẩy mạnh hợp tác với các đối tác có uy tín, trong đó ưu tiên các thị trường có nền nông ngiệp phát triển và có nhu cầu lao động cao như Israel, Nhật Bản, Úc, New Zealand,… để đưa sinh viên đi thực tập và làm việc.