1. Thực hiện giám định pháp y:
a) Giám định và giám định lại tổn hại sức khoẻdo chấn thương và các nguyên nhân khác;
b) Giám định tình trạng sức khoẻ các đối tượng phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành án;
c) Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng, giám định giới tính, giám định tuổi;
d) Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt. Tham gia giám định các trường hợp chết do thiên tai thảm họa ở trong và ngoài nước theo sự chỉ đạo của Bộ Y tế và Chính phủ;
đ) Giám định và giám định lại trên hồ sơ.Giám định và giám định lại hung khí;
e) Giám định hóa pháp gồm: Độc chất, ma túy, nồng độ rượu, thuốc và các loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe con người;
g) Giám định ADN, giám định các dấu vết sinh học;
h) Giám định mô bệnh họcvà các xét nghiệm cận lâm sàng khác phục vụ cho kết luận giám định;
i) Tham gia xác định chết não theo quy định củaLuật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác;
k) Tham gia hội đồng thi hành án tử hình theo quy định của pháp luật;
l) Tham gia khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm hiện trường, dựng lại hiện trường liên quan đến các vụ việc được trưng cầu, yêu cầu phục vụ cho kết luận giám định pháp y;
n) Khám sức khoẻ tiền hôn nhân; khám sức khỏe cho các đối tượng lái tàu, xe; các đối tượng đi học tập, lao động nước ngoài và các đối tượng khác có nhu cầu và theo đúng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các quy định của pháp luật.
m) Thực hiện các dịch vụ giám định khác theo quy định của pháp luật.
2. Nghiên cứu khoa học về chuyên ngành pháp y.
a) Nghiên cứu tổn thương do tác động của vật tày, vật sắc, vật nhọn, và hung khí có cấu tạo đặc biệt.
b) Nghiên cứu sự chết và biến đổi tử thi; cốt học pháp y; các loại hình tử vong tự nhiên và không tự nhiên.
c) Nghiên cứu tội phạm học liên quan đến pháp y.
d) Nghiên cứu các phương pháp phân tích, phát hiện chất độc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.
đ) Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình để xác định vật gây thương tích và cơ chế hình thành dấu vết thương tích.
e) Nghiên cứu hiện trường các vụ gây thương tích, xâm hại tình dục, tai nạn giao thông, chết người do hỏa khí.
g) Nghiên cứu tàng thư ADN phục vụ cho giám định pháp y.
h) Nghiên cứu ứng dụng ngân hàng mô để phục vụ cho Luật hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và phục vụ cho pháp y.
i) Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ của thế giới vào chuyên ngành pháp y, nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm qua các loại hình giám định pháp y đã gặp.
k) Nghiên cứu bệnh học liên quan tới pháp y.
l) Nghiên cứu lý luận cơ bản xây dựng nền khoa học pháp y Việt Nam và những vấn đề y học khác liên quan tới pháp y.
3. Xây dựng các quy trình quy chuẩn
a) Xây dựng các quy trình, quy chuẩn giám định pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
b) Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị pháp y trong toàn quốc việc thực hiện các quy trình, quy chuẩn chuyên môn.
4. Đào tạo
a) Phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế để tham gia đào tạo các trình độ về chuyên ngành pháp y theo quy định của pháp luật.
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độcho các cán bộ chuyên ngành pháp y theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ pháp y
a) Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ pháp y đối với các tổ chức giám định pháp y trong toàn quốc theo quy định của Bộ Y tế.
b) Tham gia xây dựng và củng cố mạng lưới pháp y trong cả nước, xây dựng hệ thống thông tin hai chiều về pháp y giữa trung ương và địa phương, giữa pháp y và cơ quan tố tụng.
c) Tham gia công tác kiểm tra giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ pháp y trong cả nước.
6. Hợp tác quốc tế về pháp y
a) Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học về pháp y với các viện nghiên cứu các nước trên thế giới, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ, trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt. Tổ chức, huy động nguồn lực để thực hiện các thỏa thuận, các dự án hợp tác quốc tế theo qui định của pháp luật.
b) Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của Viện; cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; mời chuyên gia là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học tập tại Viện theo quy định.
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo, lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Viện quản lý theo qui định của pháp luật.
d) Việc ký kết hợp tác với nước ngoài về lĩnh vực pháp y, thực hiện theo qui định của pháp luật Việt Nam và theo hiệp ước thỏa thuận giữa Việt Nam và nước đó. Triển khai thực hiệncác hoạt động đối ngoại hoặc có liên quan đến đối tác là người nước ngoàitheo qui định của pháp luật.