LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp là tiền thân của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập năm 1961. Quá trình phát triển từ 1 viện là Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp 1961-1971; sau đó thành 3 viện (Viện Lâm nghiệp 1972-1988, Viện Công nghiệp rừng 1974-1988, Viện Kinh tế Lâm nghiệp 1981-1988); và hợp nhất thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (từ 1988 đến nay).
Ngày 25/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2099/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam là tổ chức sự nghiệp khoa học hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ NN&PTNT.
Bộ NN&PTNT ban hành quyết định số 1149/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/5/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và quyết định số 1656/QĐ-BNN-TCCB ngày 16/7/2012 Quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
TẦM NHÌN
Xây dựng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hiện đại, tiên tiến ngang tầm các nước trong khu vực và hội nhập quốc tế, nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược phát triển Lâm nghiệp, Chiến lược nghiên cứu Lâm nghiệp và góp phần định hướng phát triển lâm nghiệp trong tương lai, thỏa mãn nhu cầu xã hội về quản lý rừng bên vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
Các nhiệm vụ ưu tiên
Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và các điều kiện môi trường khắc nhiệt. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong lâm nghiệp.
Phát triển và ứng dụng các công nghệ thâm canh rừng trồng và phục hồi rừng tự nhiên, quản lý sử dụng đất, sâu bệnh hại và lâm sản ngoài gỗ.
Nghiên cứu, áp dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản lâm sản, tạo vật liệu tiên tiến, thân thiện với môi trường.
Lượng giá giá trị tài nguyên rừng và đa dạng sinh học gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trọng lâm nghiệp
Chiến lược hành động
Mục tiêu chiến lược
– Tăng cường năng lực nghiên cứu, đa dạng nguồn lực
– Nâng cao chất lượng và hiệu quả nghiên cứu, gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất.
– Hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực
– Đóng góp cao cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
Nghiên cứu và triển khai
– Nghiên cứu tập trung vào giống mới, vật liệu mới,công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao.
– Kết quả nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách và chuyển giao nhanh cho sản xuất.
Sản phẩm nghiên cứu
– Đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng.
– Chất lượng và hiệu quả
– Thân thiện môi trường
Tổ chức thực hiện
– Đội ngũ chuyên nghiệp
– Nghiên cứu chất lượng
– Chuyển giao hiệu quả
– Đáp ứng yêu cầu sản xuất