CÔNG TÁC BẢO QUẢN TÀI LIỆU THƯ TỊCH HÁN NÔM:
Với tinh thần trách nhiệm cao, trong nhiều năm qua, công tác bảo quản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã làm được khá nhiều việc, xin nêu cụ thể như sau:
- Tiến hành sao chụp, nhân thành 3 bản các sách Hán Nôm để phân tán ở các kho khác nhau và tiến tới phục vụ bạn đọc bằng bản photocopy, còn bản gốc đưa vào kho lưu giữ theo chế độ bảo tàng.
- Lập các phiếu quản lý sách Hán Nôm và thác bản văn khắc Hán Nôm, nhằm nêu lên những đặc điểm về nội dung và hình thức của sách, để kiến nghị những biện pháp bảo quản và triển khai nghiên cứu khai thác một cách hữu hiệu nhất.
- Tiến hành bồi vá, tu bổ, phục chế các sách Hán Nôm và thác bản văn khắc Hán Nôm bị rách nát, hư hỏng.
- Làm hộp bảo quản sách Hán Nôm, bởi vì các sách Hán Nôm làm bằng chất liệu giấy dó nên sách rất mềm và khi đưa dựng lên giá sách không đứng được. Do vậy việc làm các hộp bảo quản là rất có tác dụng đối với các sách Hán Nôm.
- Tổ chức và cử cán bộ theo học nhiều lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác bảo quản do chuyên gia Mỹ, Nhật hướng dẫn. Hiện nay cán bộ của Phòng Bảo quản đã tiếp thu được khá nhiều kiến thức về nghiệp vụ bảo quản tài liệu cổ và đã vận dụng vào công tác bảo quản, tu bổ, bồi vá các tài liệu Hán Nôm.
CÔNG TÁC BẢO QUẢN
- Số lượng giao nhận tài liệu trong năm khoảng 1.904 lượt đơn vị tư liệu Hán Nôm cùng một lúc đã thực hiện nhiều công việc như: phục vụ bạn đọc, đưa làm phiếu, sao chụp, đóng sách, bồi vá, đưa sách quét CD-ROM. Công việc quản lí tài liệu ra vào kho đã thực hiện đúng qui định, không để xảy ra mất mát hoặc hư hỏng.
- Vào sổ ký hiệu, dán nhãn, tài liệu mới nhập.
- Chống nấm mốc, phun thuốc bảo quản trong các kho sách.
- Quản lý chặt chẽ sách ra vào kho, vệ sinh kho thường xuyên sạch sẽ, bảo quản sách tốt.
- Chống mối định kỳ cho các kho sách và trụ sở cơ quan.
- Thực hiện kiểm kê kho sách.
- Hoàn thành việc lập phiếu quản lý kho sách Hán Nôm.
- Hoàn thành các tập danh mục, đăng kí kí hiệu, dán nhãn các loại tài liệu mới nhập với 2.500 đơn vị tài liệu.
- Tu bổ và phục chế: Đóng sách bìa cậy 333 cuốn, tu bổ 9.955 tờ sách.
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
- Chiến lược phát triển công nghệ luôn luôn có tính kế thừa và phù hợp với những trang thiết bị hiện có. Ban đầu chú trọng công tác số hóa để phục vụ bạn đọc từ những chiếc đĩa CD rom đơn lẻ trên máy tính cá nhân, tiếp theo tích hợp dữ liệu và xây dựng chương trình đọc duyệt tra cứu thư tịch trên mạng LAN, sử dụng nguồn dữ liệu số hóa đã đủ lớn để phục vụ bạn đọc dưới một phương thức mới thuận lợi, nhanh chóng từ một máy tính bất kỳ khi được kết nối vào mạng dữ liệu nội bộ của Viện, hạn chế tiếp xúc với bản gốc, tiến tới chỉ sử dụng bản gốc trong những trường hợp thật cần thiết.
- Cũng từ những kết quả của công tác số hóa, Viện đã bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu toàn văn trên đĩa CD rom, tự động chạy trên máy tính cá nhân, bao gồm cả dữ liệu nguyên bản tiếng Hán và dữ liệu tiếng Việt tương ứng với hai bộ sách sử quan trọng: Đại Việt sử ký toàn thư với 2466 trang và Khâm định Việt sử thông giám cương mục với 4150 trang, rất thuận tiện trong việc đọc, đối chiếu phần nguyên bản với phần bản dịch, đặc biệt thuận lợi trong việc tra cứu thông tin.
- Công nghệ thông tin còn được ứng dụng rất sớm trong công tác thông tin tư liệu thư viện, nhiều phần mềm đã được ứng dụng, giúp giảm bớt sức lao động, để tập trung cho công tác chuyên môn, tăng cường khả năng quản lý và truy cập tư liệu ngày càng nhiều và đa dạng, với nhiều đặc thù riêng của công tác khai thác tư liệu Hán Nôm, tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho việc tìm tin, đóng góp rất tích cực vào công tác nghiên cứu khoa học.
- Có thể nói, công nghệ thông tin thực sự là yêu cầu không thể thiếu được trong công tác bảo quản, nghiên cứu khai thác di sản Hán Nôm.
ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG
1. Bồi dưỡng kiến thức:
- Tổ chức Lớp chữ Nôm dân tộc .
- Tổ chức Lớp Hán Nôm nâng cao.
2. Đào tạo sau đại học:
- Tạo điều kiện cho các học viên Cao học, NCS học tập,
- Tổ chức học tập theo chương trình cho các NCS thi các môn chuyên ngành, thi ngoại ngữ nâng cao, thông qua đề cương NCS chi tiết, các NCS thi đều đạt kết quả loại giỏi.